Kết quả tìm kiếm cho "món quê lên phố"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1001
Đỉnh Hòn Bà, mũi cực Đông, suối Thạch Lâm,... chắc chắn là những địa điểm mà bạn không thể bỏ qua khi du ngoạn Khánh Hòa dịp cuối tuần.
Là một trong 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021 - 2025, huyện Tri Tôn có gần 34% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống. Những năm qua, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTN) huyện, Huyện đoàn Tri Tôn và các xã, thị trấn hỗ trợ thanh niên DTTS Khmer khởi nghiệp thành công.
Dịp cuối tuần hay những ngày rảnh rỗi, nếu muốn tìm nơi thanh tịnh thư giãn, hãy ghé qua chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc). Với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, chùa Phước Điền là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Ngày 16/11, Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) long trọng kỷ niệm 25 năm thành lập trường (1999 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Dấu ấn này kỳ vọng tiếp tục khơi dậy khát vọng, niềm tin, tiến về phía trước với quyết tâm đổi mới.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.
Nhiều người biết bà Châu Thị Tế (1766 - 1826) là chánh thất của danh thần Thoại Ngọc Hầu. Nhưng ít ai biết danh xưng “Nhàn Tĩnh phu nhân” của bà. Danh xưng này được vua Minh Mạng dụ phong sau khi bà qua đời, kết thúc viên mãn cuộc đời “kinh bang tế thế” của vợ chồng bà.
Trải nghiệm mùa nước nổi là chuyến du lịch dân dã, mà mỗi nơi đặt chân đến sẽ có một cảm nhận khác nhau. Ngắm cảnh bình minh rực rỡ, hoàng hôn lấp lánh và yên bình, đồng hành cùng người bản địa quây quần bắt cá, chế biến món ăn đồng quê… sự thú vị này không phải nơi đâu cũng có được.
Sinh ra trong gia đình nông dân ở xã Vĩnh An (huyện Châu Thành), Vũ Thị Quế Trâm bén duyên với võ thuật từ cấp THCS, được phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng dần. Trưởng thành, cô gái nhỏ nhắn lại quyết tâm đi nghĩa vụ quân sự, khoác lên mình quân phục của bộ đội biên phòng (BĐBP). Hai yếu tố này cộng hưởng, mang đến thành tích đáng nể đầu tiên cho Trâm và cho cả BĐBP tỉnh An Giang.
Ngày 26/10, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.